Thi công sơn nước là quy trình áp dụng cho hầu hết tất cả các loại sơn khác nhau ví dụ các loại sơn được dùng phổ biến như Nippon, Kova, Dulux, Mykolor,... Các quy trình thi công này cần được kết hợp chặt chẽ với nhau để công trình của bạn được trở nên hoàn hảo hơn. Vậy quy trình này cần có những gì thì sau đây mời bạn cùng Kendesign tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thi công sơn nước là gì?
Thi công sơn nước là quá trình thi công được làm theo quy định và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất mà họ đã đưa ra trong quá trình thi công trực tiếp trên các bề mặt của vật cần sơn của các công trình dân dụng hay các công trình công nghiệp. Có nhiều phương pháp hỗ trợ quá trình thi công sơn nước này như dùng máy phun, con lăn (cây lăn), chổi quét,...
Quy trình các bước cơ bản khi thi công sơn nước
Quy trình các bước thi công sơn nước cần phải được tiến hành theo thứ tự chuẩn. Nó là một quá trình nhìn tuy đơn giản nhưng vô cùng phức tạp, khi thi công sơn nước người thợ cần phải có một tay nghề cao, con mắt thẩm mỹ phải tinh tế thì mới có thể tạo nên một tác phẩm, một kiệt tác hài lòng khách hàng.
>>> Xem thêm: Các loại sơn nước được người tiêu dùng lựa chọn hiện nay
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt tường nhà
Đối với bề mặt của tường mới cần
Đối với bề mặt tường mới xây thì cần phải đủ thời gian để lớp xi măng trên tường đủ khô và đủ độ bảo dưỡng nhất định thi mới tiến hành thi công sơn nước được. Bên cạnh đó thì cùng cần đến dụng cụ gọi là đá mài dùng để mài tường mục đích là để loại bỏ được các tạp chất bám trên tường làm ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn phủ hay lớp bột matit. sau khi đã hoàn thành thao tác mài tường thì cần dùng giấy nhám ma sát lại một lần nữa và vệ sinh lớp bụi bẩn đó đi.
Trước khi tiến đến công đoạn trét bột (matit) lên bề mặt tường thi bạn cần kiểm tra độ ẩm của tường lại một lần nữa, nếu tường của bạn có khô quá thì cần lay con lăn nhúng qua nước và quét qua một lược để có được một độ ẩm chuẩn nhất định.
Đối với bề mặt của tường cũ cần
Đối với bề mặt tường đã cũ thì bạn cần làm sạch các loại rêu, nấm mốc bám trên tường, cần cạo bỏ lớp sơn cũ đi, vệ sinh và làm sạch các lớp bụi bẩn hay các tạp chất bán trên tường ảnh hưởng đến độ bám dính. Sau đó bạn cần rửa tường lại một lượt qua nước sạch và để tường khô và đạt được độ ẩm nhất định trước khi thực hiện thi công sơn nước cho công trình.
Bước 2: Trét bột - mastic
Trét lớp bột lần thứ nhất
Dùng các loại bột trét mà đã được trộn, đóng thùng hay dạng bột có sẵn theo tỷ lệ phù hợp sau đó khuấy đều đến khi bột kết dính lại với nhau cho ra được hỗn hợp dẻo và sệt (lớp bột sau khi được trộn đều để bột nghỉ khoảng 1 đến 2 tiếng). Sau đó dùng dụng cụ phù hợp để trét lớp bột lên tường và chờ khoảng 1 đến 2 tiếng để bột khô và dùng giấy nhám chà lớp bột trên bề mặt đến khi bề mặt tường phẳng.
Trét lớp bột lần thứ hai
Sau khi trét lớp bột lần thứ nhất và được chà nhám thì bạn cần làm sạch lớp bụi bẩn bám trên bề mặt sau quá trình chà nhám để cho độ bám dính của lớp bột lần hai được tốt hơn. Trộn đều lớp bột như ở lần đầu tiên, sau 24 tiếng bạn dùng giấy nhám chà mị và giúp cho bề mặt bột được trét ở lần sau được mịn hơn.
Ở bước này bạn có thể dùng đèn để lấy ánh sáng kiểm tra được độ phẳng của bề mặt tường đã trét. Lưu ý, lớp bột được sửa chữa 2 lần, nghĩa là khi bề mặt tường bị lồi hoặc lõm thì bạn cần tiến hành sửa chữa vệ sinh ngay khi bề mặt tường đã khô. Sau 1 ngày trét bột thì bạn có thể tiến hành sơn nước lên bề mặt tường.
Bước 3: Tiến hành sơn lớp sơn lót
Dùng rô lăn hay máy phun sơn chuyên dụng hoặc thông thường để tiến hành sơn lớp sơn lót lên bề mặt, đây là lớp sơn quan trọng nó giúp chống thấm và chống kiềm cho bề mặt tường. Sau đó bạn cần tiến hành sơn lên một lớp sơn vừa phải không quá dày cũng không quá mỏng lên bề mặt.
Có thể pha thêm 10% dung môi thích hợp với thể tích dung dịch phù hợp với quá trình thi công của công trình. Lưu ý bạn cần để mỗi lớp sơn cách nhau từ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Sau đó bạn cần dùng dung dịch dung môi để vệ sinh dụng cụ thi công.
Bước 4: Tiến hành sơn lớp sơn phủ cho hoàn thiện
Dùng rô lăn hay máy phun sơn chuyên dụng hoặc thông thường để tiến hành sơn lớp sơn phủ lên bề mặt như ở bước sơn lót. Sơn ít nhất 2 lớp sơn màu trong quá trình sơn phủ, sau đó bạn cần sơn lớp sơn phủ bảo vệ lên lớp màu mà mình chọn lựa.
Bạn có thể dùng thêm 10% nước sạch thích hợp với thể tích dung dịch phù hợp với quá trình thi công của công trình.Lưu ý rằng bạn cần để mỗi lớp sơn cách nhau từ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Sau cùng thì bạn cần dùng dung dịch dung môi thích hợp để vệ sinh các dụng cụ vừa thi công.
Các lưu ý khi thi công sơn nước.
Các quy trình thi công này cần được kết hợp chặt chẽ với nhau để công trình của bạn được trở nên hoàn hảo hơn. Vì lẽ đó mà khi bạn sử dụng sơn nước trong việc thi công sơn nhà, sơn tường thì các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
-
Nếu tường của bạn bị thấm trước khi tiến hành quá trình quét matit và sơn nước.
-
Trường hợp tường nhà bạn bị mốc thì bạn cần dùng matit hặc sơn lót thì sẽ cho được chất lượng tốt hơn nhiều so với việc bạn thi công sơn sớm.
-
Hoàn thiện lớp matit cho phẳng xong, bạn cần lau lại bằng khăn hoặc vệ sinh lớp bụi bẩn của lớp matit bám trên bề mặt, rồi sau cùng bạn mới lăn sơn nước (đối với lớp sơn bóng thì bước này vô cùng quan trọng). Khi bạn làm như vậy thì lớp sơn nước của bạn mới bám dính chặt trên bề mặt và cũng có độ bền cao.
-
Hiện tượng nước ngấm lên từ những góc tường, chân tường thì bạn cần dùng đến chống thấm chuyên dụng sau đó để lớp chống thấm khô khoảng 3 đến 4 ngày rồi mới phủ lớp matit chống thấm nữa sau cùng là phải phủ thêm lớp sơn nước nữa có như vậy thì mới tránh được hiện tượng thấm nước ngược.
-
Nếu dùng sơn bóng thì buộc phải dùng đến matit và lớp sơn lót nhằm đảm bảo được sự mịn màng và bám dính tốt của bề mặt. Tốt nhất là không nên dùng lớp sơn lót này cho khu vực tầng hầm bởi vì ở nơi đó có nhiều hơi nước, nóng ẩm dễ xảy ra hình tượng phồng rộp cho bề mặt tường.
-
Những bề mặt phồng rộp mà đã trải qua nhiều lần sửa chữa, thậm chí là đã từng dùng sơn lên để chịu áp lực ngược lại nhưng vẫn không hiệu quả thì phải bắt buộc cạo bỏ các lớp sơn cũ do chất lượng ở các thao tác trước đã kém nên cần loại bỏ và làm lại một lớp khác hoàn chỉnh hơn ở khu vực bị ngấm trước khi dùng sơn vào khu vực hư này.
-
Trong quá trình thi công sơn nước nếu sơn nước có bị đặc thì bạn cần pha thêm một ít nước vào khoảng 5%. Tuyệt đối bạn không nên vượt quá con số quy định bởi vì nếu làm như vậy thì chất lượng màng sơn sẽ không được đảm bảo.
-
Đặc biệt lưu ý là bạn không nên sơn phủ lên nhau trong lúc thời tiết không đảm bảo như quá ẩm ướt hay qua nắng gắt, nếu bề mặt thiết bị cần thi công sơn nước mà có nhiệt độ quá cao thì khi tiến hành thi công sẽ dễ xảy ra hiện tượng màng sơn phồng rộp.
Những sai lầm thường mắc phải khi thi công sơn nước.
Quá trình thi công sơn nước tưởng chừng như là một việc khá đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Vì người thi công quá trình này cần phải có một tay nghề cao, đôi mắt thẩm mỹ tinh tế. Đặc biệt là người đó phải nắm rõ được các quy trình đúng chuẩn của thi công sơn nước.
>>> Xem thêm: Phê La Coffee - quán cà phê với màu sơn vintage đúng chất
Thi công nhầm loại sơn kém chất lượng
Khi thi công nhầm loại son kém chất lượng thi không phải ai cũng biết phân biệt được. Ngày nay có hàng trăm hàng ngàn loại sơn nước khác nhau và nhu cầu của người dùng cũng rất cao vì vậy việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận cá nhân mà làm ra những sản phẩm kém chất lượng. Các loại sơn này sẽ chỉ dùng được một thời gian rất ngắn sau đó thì sẽ bay màu, bong tróc, rộp phồng hay nứt vỡ,...
Sơn dễ bị bong tróc hay lột từng mảng lớn nhỏ khác nhau
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến những hiện tượng này:
-
Không sơn lớp sơn lót
-
Lớp sơn lót bị kém chất lượng
-
Lớp sơn lót được sơn qua loa hoặc lúc con rô lăn lăn qua gần hết lớp sơn
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
Lớp sơn lót sẽ có tác dụng kiềm và là nơi liên kết các chất làm kết dính lại với nhau giữa các tường, lớp bả và lớp sơn phủ. Vì vậy khi lớp sơn lót không được sơn kỹ càng thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng phồng rộp, nứt từng mảng,...Bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót trên các thiết bị điều này giúp cho lớp sơn được đều hơn và bám chắc chắn hơn.
Lớp sơn bị rỗ, phồng rộp hoặc có nhiều lỗ bọt khí li ti
Nguyên nhân là do bề mặt tường chưa được vệ sinh sạch, vì vậy lớp sơn khi khô cứng lại hoặc các lớp bụi bẩn bám vào hoặc có thể là do dụng cụ thi công chưa được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ.
Nguyên nhân các bức tường bị nhiều lỗ bọt khí li ti, nhỏ nhỏ trên bề mặt là do quá trình pha sơn loãng ra có nhiều bọt khí, pa chưa đều sơn thì lúc thi công sơn nước khô lại và vỡ ra tạo nên các lỗ hổng li ti.
Tường bị phấn hóa sau thời gian ngắn thì bị bay màu
Nguyên nhân là do chất lượng sơn bị kém, tỉ lệ chất độn trong sơn nước quá nhiều mà chất tạo màng lại không đủ tiêu chuẩn vì vậy, pha sơn loãng hoặc do thời tiết bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình thi công.
Trường hợp nếu khu vực quá khắc nghiệt thì bạn nên chọn loại sơn chất lượng và thích ứng được với khí hậu và thời tiết nơi đó. Quá trình sơn tránh việc pha sơn quá loãng tránh việc sơn khi thời tiết không thích hợp.
Các màu sơn không đồng nhất với nhau
Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do:
-
Quá trình thi công sơn nước không đều tay
-
Thời gian thi công các mảng sơn cách nhau thời gian qua lâu
-
Dụng cụ thi công sơn bị dính màu và loại sơn khác
-
Sau mỗi lần thi công cần pha thêm một lượng thể tích nước khác nhau.
Các bước chuẩn của quá trình thi công sơn nước
Thi công sơn nước đây là lớp sơn gọi là lớp bảo vệ các bề mặt tường của bê tông và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng. quá trình này cần được làm kỹ càng nhằm giúp cho lớp sơn nước phát huy được tối đa cái khả năng của chính bản thân nó đồng thời cũng giúp cho màu sơn của lớp sơn được lên màu chuẩn và đẹp nhất. Vì vậy, không chỉ người thi công sơn nước cần nắm rõ các quy trình sơn mà người chủ nhà cũng cần phải hiểu roc quy trình này để giám sát được quá trình thi công công trình được tốt nhất.
Bước 1 - Kiểm tra mặt tường
Sau khi đội xây dựng thi công xong thì chúng ta bắt tay vào kiểm tra bề mặt tường. Kiểm tra xem bề mặt tường có bị gồ ghề hay dính lẫn tạp chất không. Nếu có thì chúng ta sử dụng đá mài để làm nhẵn bóng bề mặt cũng như đánh bỏ các tạp chất bám trên bề mặt. Để khi chúng ta quét sơn thì sẽ có được độ bóng và trơn tru trong khi thi công.
Đối với bề mặt tường cũ thì chúng ta nên cạo đi lớp sơn cũ để loại bỏ các nấm mốc cũng như khi quét sơn mới lên thì chúng sẽ bám dính tốt nhất.
Bước 2 - Kiểm tra độ ẩm
Trong quá trình thi công sơn thì độ ẩm tường là điều vô cùng quan trọng, vì nó quyết định việc chúng ta quét sơn dính hay không. Để quá trình quét sơn hiệu quả nhất chúng ta nên để tường thật khô, tuy nhiên việc này tùy vào kinh nghiệm của người làm sơn. Nếu quét sơn trong khi tường ẩm ướt thì độ bám dính sẽ không cao, dẫn đến việc bong tróc và hiệu quả không cao.
Để hiệu quả tốt nhất và chắc chắn nhất thì chúng ta nên sử dụng máy đo độ ẩm để đo.
Độ ẩm được kiểm tra thông qua hai giai đoạn:
Giai đoạn trước khi tô bột: độ ẩm từ 22 đến 28%
Giai đoạn sau khi tô bột và tiến hành tô sơn: độ ẩm từ 18 đến 22%
Bước 3 - Trét bột
Khi nói đến bột trét điều đầu tiên nên nói đến đó là công dụng của chúng, vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Nó là lớp trung gian giữa mặt tường và lớp sơn, tiếp đến nó còn che phủ đi lớp khuyết điểm của mặt tường để khi quét sơn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi trét lớp bột sẽ giúp độ bám của sơn nước vào tường cao hơn tiết kiệm chi phí.
Do ngoài thị trường có nhiều loại bột trét nên mỗi loại sẽ có định mức cũng như cách pha trộn khác nhau. Chúng ta nên sử dụng lượng bột vừa đủ và sử dụng chúng trong khoảng từ 1 đến 2 giờ.
Để có được hiệu quả tốt nhất chúng ta nên thi công 2 lớp bột trét và mỗi lần cách nhau 2 giờ. Sau đó để lớp bột khô hẳn chúng ta tiến hành công đoạn kiểm tra và làm sạch bề mặt tường.
Bước 4 - Lăn sơn lót
Ngoài thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm, chống mốc và chống kiềm rất tốt. Giúp bảo vệ bề mặt tốt hơn tránh khỏi các tác dụng xấu từ nước mưa cũng như các loại vi khuẩn kéo dài tuổi thọ của lớp sơn được phủ lên. Cách sử dụng đơn giản có thể làm như sử dụng súng phun hoặc rulo để thi công.
Bước 5 - Sơn phủ
Cũng như việc sơn lót thì sơn phủ cũng không khác gì mấy. Nên phủ 2 lớp sơn và mỗi lớp sơn cách nhau khoảng 2 giờ để đảm bảo màu sơn tốt nhất. Bằng cách sử dụng súng phun hoặc rulo, ở các viền và các khe ta nên sử dụng cọ để tô sơn. Trong quá trình thi công ta nên lưu ý các thông số về định mức sơn, mã màu sơn, độ dày màng sơn tùy thuộc vào từng loại sơn.
Những lưu ý trong quá trình thi công
Tùy vào điều kiện thực tiễn của quá trình thi công mà thời gian giữa các bước sẽ khác nhau. Phải đảm bảo được việc an toàn trong quá trình thi công như: phải mang thiết bị an toàn lao động, an toàn của giàn giáo, hay các thiết bị hỗ trợ khác khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn độc hại,...
Trong trường hợp khi lỡ làm sơn dính vào mắt thì bạn cần rửa sạch và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa. Đặc biệt, sơn phải để ở nơi khô ráo và thoáng mát, không đổ sơn vào nước sinh hoạt hay các cống rãnh vì điều đó sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh.
>>> Xem thêm: Không gian Bosgaurus Coffee - màu sắc sơn thu hút mọi ánh nhìn và tạo nhiều ấn tượng
Trên đây Kendesign đã đem đến cho các bạn những thông tin về quá trình thi công sơn nước cũng như các lưu ý khi thi công. Chúng tôi mong là nó sẽ giúp ích cho bạn và hỗ trợ bạn nhiều nhất có thể trong quá trình làm việc cũng như việc tìm kiếm thông tin bổ ích.