Thi công trần thạch cao đang là xu hướng dẫn đầu trong mọi xu hướng công trình xây dựng và thiết kế nội thất. Với những ưu điểm nhẹ, dễ tạo hình, dễ thi công và không hề gây hại cho sức khỏe con người, do đó, trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư và chủ đầu tư lựa chọn để thi công. Bạn đã hiểu rõ về quy trình thi công trần thạch cao chưa? Trong bài viết này, Kendesign sẽ giới thiệu cho bạn các bước thi công trần thạch cao đạt chuẩn nhất.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một tổ hợp của nhiều tấm thạch cao được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.
Đây là loại trần phổ biến nhất hiện nay. Nó được ứng dụng rộng rãi từ thiết kế nhà ở cho tới thiết kế văn phòng, nhà hàng, khách sạn, siêu thị,....
Thi công trần thạch cao là gì?
Thi công trần thạch cao được hiểu đơn giản là gắn tấm thạch cao cố định bởi hệ thống khung vững chắc, liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,..) của tầng trên. Kết cấu của trần thạch cao thông thường sẽ bao gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan.
- Khung xương thạch cao có tác dụng treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo,
- Tấm trần thạch cao sẽ tạo mặt phẳng cho trần. Các tấm thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả: Công dụng của lớp sơn này là tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần
Những loại trần thạch cao nào được sử dụng trong thi công công trình?
2 loại trần thạch cao được sử dụng rộng rãi là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đặc trưng của từng loại để tìm được loại trần phù hợp nhất với không gian của bạn.
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Trần thạch cao nổi được lắp bằng cách thả từng tấm thạch cao xuống và cố định bằng khung chữ L. Loại trần này được sử dụng như là một giải pháp để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay đường dây điện, ống nước… nhằm tăng thẩm mỹ cho không gian sống của bạn. Ngày nay, trần thạch cao nổi thường được áp dụng trong các không gian như hội trường, nhà xưởng,..
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Thời gian lắp đặt nhanh
- Dễ dàng bảo trì và sửa chữa
Nhược điểm
Do trần nổi được ghép từ nhiều tấm thạch cao nhỏ, nên trong quá trình thi công đường gân nối giữa các tấm thạch cao sẽ bị lộ ra ngoài. Từ đó làm giảm tính thẩm mỹ của trần.
Trần thạch cao chìm
Hiểu một cách đơn giản, đây là hệ trần thạch cao được thiết kế khiến bạn không thể nhìn thấy khung xương nhằm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hơn nữa, đây cũng là loại trần được thi công phổ biến nhất hiện nay nhờ tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với những loại trần trang trí khác.
Trần thạch cao chìm thường được sử dụng trong các thiết kế dân dụng như phòng ngủ, phòng khách. Với thiết kế ẩn toàn bộ các khung xương bên trên các tấm thạch cao khiến trần thạch cao chìm có bề ngoài giống với trần bê tông thông thường.
Ưu điểm
- Trần chìm đươc nhiều kiến trúc sư đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Hơn nữa, trần chìm còn có sự biến tấu, sáng tạo linh hoạt về mẫu mã.
- Lắp đặt, thi công dễ dàng
Chi phí thi công hợp lý
Không gây hại với sức khỏe của con người và thân thiện với môi trường
Nhược điểm
- Thời gian thi công khá lâu
- Chi phí bảo hành, sữa chữa khá cao
Hướng dẫn quy trình chi tiết thi công trần thạch cao
Trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm sẽ có những điểm khác biệt trong quá trình thi công. Dưới đây, Kendesign sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết quy trình thi công của cả 2 loại trần thạch cao kể trên.
Các bước thi công trần thạch cao nổi theo đúng tiêu chuẩn
Bước 1: Xác định cao độ và lắp thanh viền tường
Dùng máy laser để xác định cao độ treo trần thạch cao.Sau đó dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường. Dùng đinh thép hoặc vít nở để liên kết các thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường. Nếu dùng đinh thép thì khoảng cách liên kết tối đa là 150mm . Còn nếu sử dụng vít nở thì khoảng cách tối đa là 300mm
Bước 2: Lắp dựng kết cấu khung xương trần thạch cao nổi
- Đánh dấu các vị trí đặt bộ ty treo trên trần
- Dùng đinh thép gắn pát thép lên kết cấu trần. Khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo đầu tiên là 60m. Khoảng cách giữa 2 thanh chính T là 120- 122cm. Khoảng cách tới các điểm tiếp theo trên trần là 100cm
- Sử dụng thước dây để kiểm tra cao độ khoảng hở
- Đo, cắt thanh thép với kích thước phù hợp để tạo bộ ty cho khoảng hở trần
- Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pat thép
- Lắp thanh T chính vào bộ ty treo đã tạo
- Lắp các thanh T phụ vào thanh T chính
- Kiểm tra và căn chỉnh tăng đơ thép cho phù hợp trước khi thả tấm trần. Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương với máy laser
Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý
Gắn tấm thạch cao vào bộ khung xương đã lắp sẵn . Chú ý sử dụng bao tay khi thi công để tránh làm bẩn trần thạch cao.
Các bước thi công trần thạch cao chìm theo đúng tiêu chuẩn
Bước 1:Xác định cao độ và lắp thanh viền tường
- Sử dụng ống nước hoặc máy laser định vị trí lắp dựng thanh viền tường
- Dùng dây bật mực đánh dấu vị trí theo tường bao chu vi trần. Sai số vạch mực cho phép so với cao độ thiết kế trong phạm vi 3000mm là 1mm
- Liên kết thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu bậc mực bằng đinh thép với khoảng cách liên kết tối đa 150mm hoặc vít nở thích hợp với khoảng cách liên kết tối đa 300mm
Bước 2: Lắp dựng kết cấu khung xương trần thạch cao chìm
- Đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo trên kết cấu trần hiện hữu , khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm
- Dùng máy khoan chuyên dụng khoan vào kết cấu trần bê tông theo các vị trí đã đánh dấu sẵn
- Liên kết các kê thép và pát 2 lỗ vào lỗ khoan đã có sẵn
- Tạo bộ ty treo: Bộ ty treo gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender. Chiều dài bộ ty treo bằng khoảng cách từ chiều cao thiết kế đến kết cấu trên trần
- Tiến hành gắn các bộ ty treo vào các vị trí pát 2 lỗ đã lắp sẵn
- Gắn các thanh chính vào vị trí bộ ty treo đã lắp sẵn
- Gắn thanh xương chính sao cho mặt bụng của thanh xương chính được tiếp xúc tốt vào thanh móc treo của bộ ty treo
- Gắn các thanh xương phụ vuông góc với thanh xương chính
- Cố định thanh xương phụ với thanh viền tường
- Dùng dây dù sợi mảnh căng 2 đầu dọc theo vị trí từng thanh xương chính để kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép.
Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối
- Bố trí tấm thạch cao đảm bảo vị trí khe nối tấm so le với nhau, bắn vít khoảng cách tối đa 240mm tại các vị trí lòng tấm và 150mm ở cạnh đầu tấm.
- Liên kết tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ
- Xử lý khe nối tấm bằng băng giấy hoặc băng keo lưới và bột xử lý mối nối.
Những lưu ý khi thi công trần thạch cao
Mặc dù các bước làm trần thạch cao không quá khó khăn và phức tạp. Nhưng vẫn có một số điểm mà bạn cần lưu ý trong xuyên suốt quá trình thi công. Nếu bạn chuẩn bị trang bị đầy đủ kiến thức về thi công trần thạch cao, thì chắc chắn bạn sẽ tránh mắc khỏi những sai lầm không đáng có.
1.Luôn ưu tiên vật liệu có chất lượng tốt
2.Chú ý quy cách đi xương, khoảng cách bắn vít và lắp đặt: Nó được coi là yếu tố kĩ thuật cốt lõi, nếu đi xương không đúng thì theo thời gian trần dễ bị cong vênh và không còn giữ được như lúc đầu
3.Rung khung xương
Với công trình trần thạch cao được treo lên khung sắt của mái tôn sẽ rất dễ bị rung khi có gió to, mưa bão,..Bạn có thể khắc phục bằng cách làm trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào khung mái tôn
4.Kị nước
5. Có thể bạn chưa biết, trần thạch cao khá “sợ” nước. Do đó, nếu trong quá trình thi công, bạn không kiểm tra kỹ thì sẽ để sót những chỗ hở khiến nước có thể bị rò rỉ. Hậu quả là các tấm thạch cao bên trong bị ố vàng, mất tính thẩm mỹ cho không gian của bạn.
6. Xử lý mái chống thấm dột nước
Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta sẽ rất dễ khiến trần nhà bị thấm dột. Trước khi thi công, bạn cần xử lý trần chống thấm dột thì trần nhà thi công thạch cao sẽ không bị mốc và lâu bền hơn.
Nhìn chung, trần thạch cao là một trong những loại trần nhà được ưa chuộng nhất hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội của nó, trần thạch cao luôn được nhiều chủ đầu tư tin dùng. Do vậy, bạn có thể sử dụng loại trần này để khiến không gian của bạn hiện đại hơn, đẹp mắt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn còn muốn cập nhật thêm những thông tin liên quan về thi công cũng như thiết kế nội thất, đừng quên thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi. Kendesign chắc chắn sẽ đưa ra những thông tin mà bạn đang quan tâm.