Các loại sơn nước được người tiêu dùng tin dùng hiện nay

15/09/2022

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại thì mặt hàng các loại sơn nước cũng không ngừng ra đời và được cải biến phát triển hơn. Từ các đặc điểm, công dụng, thành phần hay là các quy trình sản xuất đều được người tiêu dùng lựa chọn kỹ càng và đưa ra vô vàng các câu hỏi vì sao, thế nào. Thì hôm nay đây tại bài viết này Kendesign sẽ giải đáp các thắc mắc đó cho các bạn một cách chi tiết nhất nhé!

Các loại sơn nước

Sơn nước -  Water Paint là gì?

Sơn nước - Water Paint là một hợp chất có dạng lỏng, đồng nhất với nhau với các thành phần chính như: Chất tạo màng sơn, bột màu, bột độn, dung môi và các chất phụ gia khác được điều chế và hòa quyện tất cả chúng lại với nhau. Trong quá trình thi công thì dạng hợp chất này sẽ bám chặt lên tường bằng một lớp mỏng.

Các loại sơn nước

Nguồn gốc ra đời của các loại sơn nước

Nó được loài người phát hiện cách đây rất lâu cách đây khoảng 25.000 năm trước. Tại Ai Cập cổ đại và Hy Lạp chúng được tìm thấy trong các hang động hoặc phiến đá. Sau đó từ năm 3000 đến 600 trước công nguyên người Ai Cập đã tạo ra sơn mỹ thuật, người Hy Lạp và La Mã tạo ra sơn dầu béo năm 600 đến 400 sau công nguyên. 

Mãi đến thế kỉ 18 các nhà máy sơn nước đã được hình thành và phát triển, nhưng chất lượng, tính trang trí cũng như tính bảo vệ thấp. Phần lớn các loại sơn đều là gốc dầu vào những năm 1950. Chỉ sau 25 năm 75% các loại sơn đều đổi sang gốc nước hiện tại thì tỉ lệ đó đã lên đến 85-90%. Ưu điểm là đảm bảo sức khỏe, an toàn.

Các loại sơn nước

Ngày nay thì sơn nước đã được cải tiến rất cao, đa dạng về màu sắc chất lượng cũng như cách thức sản xuất. Và trở nên không thể thiếu ở thời điểm hiện tại.

Các thành phần có trong sơn nước 

Chất tạo màng sơn - Binder

Chất tạo màng hay chất tạo màng sơn là một hỗn hợp các dịch nhũ lấp lánh từ các sợi Polyme. Nhiệm vụ chính của chúng là liên kết các hợp chất khác có trong sơn nước và tạo ra màng bám lên bề mặt tường. Yếu tố này tạo nên tính cơ - lý (cơ học gồm độ cứng - độ bền và tính lý học gồm nhiệt độ - áp suất,...) của màng sơn. Nó chiếm từ 10% đến gần 60% trong thành phần tạo nên các loại sơn nước.

Các loại sơn nước

Các bột màu sơn - Pigment

Các bột màu sơn hay bột màu sơn là các hạt nhỏ, nhuyễn và mịn có nhiều màu sắc khác nhau và nhiệm vụ chính của bột màu này là tạo nên các màu sắc nhất định cho màu sơn nước. Đặc tính đặc biệt của bột màu này là không tan và không phân tán trong Binder - chất tạo màng, nước và ngay cả dung môi. Nó chiếm từ 1% đến gần 10% trong thành phần tạo nên các loại sơn nước. 

Các loại sơn nước

Bột màu sơn thường sẽ có hai loại đó là bột màu tự nhiên (vô cơ) và bột màu tổng hợp (hữu cơ). Màu tự nhiên (vô cơ) sẽ là các tone màu tối và có độ che phủ cao, bền màu. Còn đối với các màu tổng hợp (hữu cơ) sẽ ngược lại đó là các tone màu sẽ tươi tắn hơn nhưng độ che phủ và độ bền của màu sẽ không bằng với các màu tự nhiên (hữu cơ).

Các bột độn - Extender

Bột độn - Extender là một vật liệu được dùng trong các thành phần chính của để sản xuất sơn nước nhằm mục đích là để hạ giá thành của sơn nước xuống và tăng các đặc trưng của sản phẩm lên như độ bóng của màu sơn, độ mượt và cả độ cứng của màng sơn để quá trình thi công được trở nên suôn sẻ hơn cùng với đó sẽ giúp người thợ kiểm soát được độ lắng của sơn nước để mà điều chỉnh sao cho phù hợp. 

Các loại sơn nước

Các bột độn - Extender được sử dụng thường xuyên trong sản xuất sơn nước đó là Calcium, Oxide Titanium, Carbonate, Kaolin,... Đặc trưng chủ yếu của bột độn nó cũng giống với bột màu sơn đó là không tan trong nước hay phân tán trong Binder - chất tạo màng, nước và ngay cả dung môi.  Nó sẽ chiếm từ 30% đến gần 50% trong thành phần tạo nên các loại sơn nước. 

Dung môi trong sơn nước 

Dung môi trong sơn nước là một dung dịch chuyên để pha với sơn nhằm tạo ra một độ nhớt nhất định, phù hợp và sẽ tăng khối lượng của sơn nước khi phủ chúng lên các bề mặt. Dung môi sẽ thường được dùng để tạo độ loãng hoặc để tạo thêm các đặc tính nổi bật khác cho sơn chẳng hạn như: Chống thấm, bám bẩn, rêu mốc, oxy hóa, độ khô sơn và tạo nên độ bám bề mặt khi sơn.

Các loại sơn nước

Cũng như Pigment - bột màu, Extender - bột độn, thì dung môi trong sơn nước cũng không tan trong nước, hay phân tán trong Binder - chất tạo màng, nước và ngay cả dung môi.  Nó sẽ chiếm từ 30% đến gần 50% trong thành phần tạo nên các loại sơn nước. 

Các loại sơn nước

Các chất phụ gia khác điều chế sơn nước

Các chất phụ gia trong điều chế sơn nước sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm cực kỳ nhỏ và khó xã định cụ thể nhưng sẽ có các chất phụ gia thông dụng như: Defoamer - phá bọt khí lớn trong sơn khi sản xuất, Deaerator - phá bọt khí nhỏ trong sơn lúc thi công, Rheology - chất lưu biến trong sơn, Surfactant - chất hoạt động bề mặt ngăn ngừa các khiếm khuyết khi sơn và thi công, Wetting and Dispersing - Chất thấm ướt và phân tán sơn nước,...

Các loại sơn nước

Công dụng chính của các chất phụ gia trong điều chế sơn nước đó là giúp sơn pha ra đạt được một độ đặc nhất định và không bị lắng xuống khi bảo quản. Nó chiếm từ 1% đến gần 10% trong thành phần tạo nên các loại sơn nước. 

Phân loại các loại sơn nước 

Sơn nước dùng ngoài trời

Sơn nước dùng ngoài trời hay gọi cách khác là sơn ngoại thất: Là loại nước sơn dùng cho các nội thất bên ngoài công trình. Nó có tác dụng hạn chế các loại rêu mốc hay các tác động vật lý khác bên ngoài môi trường. 

Các loại sơn nước

Các công dụng chính của loại sơn này là: Chống thấm tốt (giúp cho nước sơn luôn giữ màu, bền màu, không dễ bị bong tróc, vỡ gây mất thẩm mỹ), chống nấm mốc (bên trong sơn nước sẽ có chất kháng khuẩn làm hạn chế nấm mốc bám vào bề mặt tường), chống kiềm hóa (đây là tính chất quan trọng nhất đối với tất cả các loại sơn nước ngoại thất, nó giúp cho các ngoại thất bên ngoài tránh được các hiện tượng ố vàng, loang lổ hay bạc màu.

Sơn nước dùng trong nhà

Sơn nước dùng trong nhà hay gọi các khác là sơn nội thất: Là loại nước sơn dùng cho các nội thất bên trong công trình. Nó có tác dụng hạn chế rêu mốc cao, chống thấm tốt, độ bám dính và bền màu cực kỳ cao. 

Các công dụng chính của loại sơn này là: Chống rêu mốc cao, chống thấm tốt, độ bám dính và bền màu cực kỳ cao, bề mặt sơn cũng trở nên láng và mịn hơn giúp cho việc lau chùi của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, loại sơn nước nội thất này nó còn có một ưu điểm là an toàn với sức khỏe của người dùng, nó không chứa thủy ngân hay chì hay các chất độc hại gì cho sức khỏe của người dùng cả.

Sơn nước chống thấm

Sơn nước chống thấm là loại sơn chuyên dùng trong việc chống thấm, chống dột trên các bề mặt của công trình. Nó có tác dụng bảo vệ các bề mặt của công trình trước các sự tác động của môi trường như nắng, mưa,...

Các loại sơn nước

Các công dụng chính của lớp sơn này nó sẽ giống với cái tên gọi của nó đó là chống thấm, nó giúp cho các công trình luôn bền màu và chống những vết bám bẩn khá tốt. Ngày nay các loại sơn nước chống thấm đặc biệt còn được bổ sung thêm các chất đặc trưng như chống nóng, chống rêu, chống móc và kiềm hóa môi trường.

Các loại sơn nước

>>> Xem thêm: Thiết kế khách sạn Sơn Nam - viên ngọc Đông Dương giữ lòng Phú Quốc với màu sơn ấn tượng

Sơn lót bề mặt chống kiềm

Sơn lót chống kiềm là loại sơn nước có lớp nền màu trắng được phủ lên trước khi sơn các lớp màu sơn nước trang trí. Nó sẽ giúp cho bề mặt cần sơn có một độ bám và kết dính nhất định, nó tạo một lớp màu sơn mịn lên bề mặt giúp cho việc phủ sơn được lên màu đẹp hơn, có độ bóng tốt hơn.

Các loại sơn nước

Các công dụng chính của lớp sơn này là giúp cho bề mặt lớp sơn trở nên mịn màng, láng bóng , hạn chế được các vết ố vàng, loang lổ, hay bạc màu do quá trình kiềm hóa gây ra, giúp tăng khả năng chống thấm lên bề mặt, bóng mịn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn.

Quy trình sản xuất nên một thùng sơn nước hoàn chỉnh

Ủ muối 

Là tất cả các nguyên liệu vừa nêu trên (chất tạo màng, bột màu, bột độn, dung môi và các chất phụ gia khác) chúng được đưa vào thùng và ủ. Thời gian để ủ là vài giờ để hỗn hợp nhão ra (paste).

Các loại sơn nước

Nghiền nát sơn

Đây là lúc đưa tất cả các hỗn hợp nhão ở quá trình ủ muối vào máy nghiền sơn chuyên dụng để tạo ra được dung dịch với dạng lỏng, nhuyễn và mịn theo yêu cầu mong muốn. Tùy theo mong muốn về độ nhớt của sơn nước thì sẽ chọn được máy nghiền với dạng ngang hay đứng sao cho phù hợp. Trong quá trình nghiền sơn thì nên dùng nước lạnh có nhiệt độ từ khoảng 5 độ đến 7 độ C, bởi ở nhiệt độ này sẽ đảm bảo được hỗn hợp nhão (paste) không bị nóng lên và cũng hạn chế được việc bay hơi của dung môi làm ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước.

Các loại sơn nước

Pha sơn

Hỗn hợp nhão - Paste sau quá trình được nghiền nát kỹ càng thì sẽ chuyển đến quy trình pha sơn. Quy trình này mục đích là bổ sung thêm Binder, Pigment, Extender, dung môi và các chất phụ gia khác nhằm tăng thêm các tính chất cần thiết cho sơn.

Các loại sơn nước

>>> Xem thêm: Dự án thi công nhà hàn Nhật Bản - chất sơn phù hợp

Lọc sơn

Công đoạn này khá đơn giản, chỉ cần loại bỏ các tạp chất không cần thiết như cặn sơn và nước thải. Khi hỗn hợp sơn nước này đạt được độ đồng nhất mà nhà sản xuất mong muốn thì họ sẽ chuyển sang bước cuối cùng của quy trình sản xuất sơn này đó là đóng gói.

Các loại sơn nước

Đóng gói

Đóng gói thành phẩm khi đã hoàn thành sản phẩm là quy trình có thể sử dụng công nghệ dây chuyền đóng gói hoặc là đóng gói thủ công để đóng thùng cho sơn nước. Các thùng sơn được đóng gói theo các dung tích khác nhau, và thùng đựng các loại sơn nước thường sẽ dùng thùng kim loại (nhôm, thiết,...) hoặc thùng nhựa để đóng gói thành phẩm.

Các loại sơn nước

Cách bảo quản sơn nước để dùng được lâu hơn

Sau khi đã sản xuất thành công sản phẩm thì sản phẩm này sẽ được nhập kho và bảo quản cẩn thận theo thứ tự từng lô hàng. Kho chứa các thùng hàng sơn nước này cũng phải đảm bảo được sự thoáng mát, trang bị các thiết bị phòng cách và chữa cháy đầy đủ bởi nguy cơ cháy nổ sẽ rất cao bởi các dung môi hữu cơ dùng trong điều chế sản xuất sơn nước.

  1. Các loại sơn nước sẽ được cho vào thùng và đặt đứng thẳng và ngay ngắn.

  2. Các loại sơn nước được cho vào thùng và đậy nắp kín lại tránh trường hợp bị bay hơi một số tính chất cấu thành của sơn

  3. Bảo quản ở những vị trí thoáng mát, tránh những nơi nóng ẩm, ánh nắng trực tiếp của mặt trời và tránh tiếp xúc những nơi hay những vật có nhiệt độ cao.

Tiêu chuẩn cần đạt của một lô sơn nước


  • Màu sắc của sơn nước phải đồng nhất với nhau theo đúng với yêu cầu của một thùng sơn nước.

  • Không để lộ các màu sơn của lớp sơn lót ở bên dưới ra.

  • Bề mặt của lớp sơn cuối cùng không xuất hiện các vết ố vàng hay loang lổ.

  • Bề mặt khi sơn phải mịn màng, nhẵn bóng, và phẳng. Không nứt sơn, cộm vết sơn hay các vết chổi trong quá trình sơn.

  • Không xuất hiện các bọt khí, bọt bong bóng hay các lớp sơn bị vón cục vào nhau.

Tổng hợp các loại sơn nước hiện nay

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của thời đại thì việc sơn nước không ngừng ra đời và phát triển để phục vụ các yêu cầu cao của người tiêu dùng. Vì vậy, sau đây sẽ là các loại sơn nước được người tiêu dùng đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn.

Sơn nước Jotun của Nauy

Ưu điểm của hãng sơn này là có hai dòng phân khúc (bình dân và cao cấp) 

để cho người dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp với túi tiền, thương hiệu lại đa dạng gần gũi với người tiêu dùng sản phẩm. Bề mặt của hãng sơn này có độ bóng và nhẵn mịn cao, người tiêu dùng có thể dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Đặc biệt, khả năng chống thấm tốt cao, không chứa các chất có hại và APEO.

Các loại sơn nước

Nhược điểm của hãng chính là giá thành sẽ hơi cao hơn so với các sản phẩm sơn cùng chất lượng nhưng khác hãng khác. Thùng sơn chỉ được sản xuất ở dạng lon khoảng 1 đến 5 lít chứ không có dạng thùng lớn như các hãng khác.

Sơn nước Dulux của Akzonobel Hà Lan

Ưu điểm của hãng sơn Dulux này là rất được lòng thị trường Việt Nam tin dùng, bề mặt của sơn này cũng có độ che phủ, độ mịn và cả độ bám dính đều rất cao và tốt. Hãng sơn này còn có đa dạng các loại sơn khác nhau từ ngoại thất cho đến nội thất, có cả sơn lót và sơn chống thấm. Đặc biệt một điều nữa là các thành phần trong sơn này đều rất an toàn cho người dùng, không có bất kỳ chất độc hại nào cho người tiêu dùng.

Các loại sơn nước

Hãng sơn Dulux chỉ có một nhược điểm duy nhất đó là độ bóng không cao nên sẽ dễ dàng bám bẩn và dễ bị ẩm mốc.

Sơn nước MyKolor của Việt & Mỹ

Ưu điểm của hãng sơn Mykolor đó là dòng thương hiệu này rất cao cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất. Bề mặt của lớp sơn này rất nhẵn và bóng, ít bám bụi bẩn giúp cho người dùng dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Màu sắc của hãng này cũng rất đẹp và đa dạng, đều màu và có độ che phủ rất tốt giúp giúp ít tốn sơn trong quá trình thi công và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Các loại sơn nước

Nhược điểm của hãng sơn Mykolor này là chống nấm mốc kém, dễ bị bay màu và bong tróc. Hãng sơn này sẽ không thích hợp với khí hậu của miền Trung do khí hậu nóng ẩm mà hãng sơn này thì có độ kiềm kém.

Sơn nước Maxilite của Akzonobel Hà Lan

Ưu điểm của hàng sơn Maxilite này là có độ che phủ cao và sẽ dễ dàng thi công trên mọi bề mặt như Bê tông, xi măng, thạch cao và cả gỗ. Sơn có khả năng co giãn, chống rạn nứt và rất bền màu. Đặc biệt nó rất an toàn bởi không có chất độc hại gì.

Các loại sơn nước

Nhược điểm của hãng sơn này là nó chỉ phù hợp với các công trình có quy mô diện tích lớn bởi dung tích mỗi thùng sơn đều ở khoảng 5 đến 18 lít và không có lon nhỏ ở dạng 1 lít. 

Sơn nước Nippon của Việt & Nhật

Ưu điểm của hãng sơn Nippon là được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất thế giới. Hãng có đa dạng về các sản phẩm sơn nội - sơn ngoại thất, và có cả sơn chống thấm. Đặc biệt, sơn của hàng này không có chất độc hại làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

Các loại sơn nước

Nhược điểm của hãng Nippon là độ bóng và độ che phủ của lớp sơn không cao, màu sắc thì chưa đa dạng để người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa.

Sơn nước Kova của Việt Nam

Ưu điểm của sơn nước Kova là nó được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nhưng chất lượng thì có thể sánh với ngang tầm thế giới. Màu sắc của sơn cũng rất đa dạng và cũng rất nhiều loại phù hợp với thời tiết của từng vùng ở Việt Nam. Sơn có độ chống thấm tốt, bền màu và chịu được sự ma sát tốt, dễ dàng lau chùi mà không lo bong tróc. Đặc biệt sơn không chứa các chất như chì, thủy ngân hay các chất có hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Các loại sơn nước

Nhược điểm của hãng sơn Kova này là độ che phủ của sơn không cao làm cho quá trình thi công trở nên khó hơn, màng sơn cũng yếu hơn so với các hãng khác. Sơn chỉ có ở dạng 4 đến 20 ký và không có hộp nhỏ hơn.

>>> Xem thêm: Điểm danh các loại gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất

Như các bạn đã thấy hiện nay nhu cầu sử dụng các loại sơn nước rất cao và sử dụng với số lượng lớn. Bài viết trên đây Kendesign  đã giúp bạn hiểu hơn về nó và cũng gửi đến các bạn những thông tin bổ ích nhằm giúp người tiêu dùng có cái nhìn thấu đáo hơn để lựa chọn cho mình những mẫu sơn hợp lý. 

Bài viết nổi bật

Trần nhôm là gì? Hướng dẫn quy trình thi công trần nhôm đúng kỹ thuật
2022 th09

Trần nhôm là gì? Hướng dẫ...

Các mẫu trần nhôm luôn được lòng khách hàng bởi khả năng chịu lửa, tính thẩm mỹ....

Gỗ Acrylic là gì? Ứng dụng của gỗ acrylic trong thiết kế nội thất
2022 th09

Gỗ Acrylic là gì? Ứng dụn...

Gỗ acrylic là một trong những vật liệu nội thất được yêu thích sử dụng nhất hiện....

Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Gỗ Veneer trong ngành nội thất
2022 th09

Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm...

Trong thiết kế nội thất ngày nay những sản phẩm gỗ công nghiệp phủ veneer bên ng....

Trần thạch cao là gì? Hướng dẫn quy trình thi công trần thạch cao
2022 th09

Trần thạch cao là gì? Hướ...

Thi công trần thạch cao đang là xu hướng dẫn đầu trong mọi xu hướng công trình x....

Trần gỗ là gì? Điểm danh những loại trần gỗ phổ biến nhất hiện nay
2022 th09

Trần gỗ là gì? Điểm danh...

Tạm quên đi hình ảnh những mái nhà ngói quen thuộc, với sư phát triển không ngừn....

TOP 12 loại gạch ốp lát sang trọng, giá rẻ được ưa thích nhất 2022
2022 th09

TOP 12 loại gạch ốp lát s...

Các loại gạch ốp lát đang trở thành xu hướng thiết kế trong gia đình hiện n....

Trần nhựa giả gỗ là gì? Những lưu ý khi thi công trần nhựa giả gỗ
2022 th09

Trần nhựa giả gỗ là gì? N...

Trần nhựa giả gỗ đang là giải pháp hiệu quả thay thế cho những loại trần truyền....

Anan Saigon – Nhà hàng hiện đại ngay trong khu chợ cũ Sài Gòn
2022 th08

Anan Saigon – Nhà hàng hi...

Anan Saigon luôn thuộc top những nhà hàng được đánh giá cao nhất bởi các chuyên....

Ngoặm – Nơi hòa quyện bản sắc văn hóa độc đáo
2022 th08

Ngoặm – Nơi hòa quyện bản...

Ngoặm là cái tên quá đỗi quen thuộc với người dân thủ đô. Nơi đây được ví như tr....

Duong’s Restaurant – Nơi tái hiện phong cách Á – Âu giữa lòng Hà Nội
2022 th08

Duong’s Restaurant – Nơi...

Duong’s Restaurant là điểm dừng chân không còn xa lạ gì với các bạn Hà Thành. Đi....

Mildang – Korean Gastrobar, Quán “nhậu” Hàn Quốc cực “chill” cho buổi hẹn cuối tuần
2022 th08

Mildang – Korean Gastroba...

Mildang đang là cái tên được săn đón nhiều nhất trong thời gian gần đây tại cả H....

Fusion Food – Xu hướng ẩm thực của thời đại mới
2022 th08

Fusion Food – Xu hướng ẩm...

Kể từ khi ra đời, Fusion Food đã nhận được sự đón nhận lớn từ những người yêu ẩm....

Xem thêm

Bài viết mới

xem thêm

Liên kết nhanh

0987.413.998 Fb Chat Facebook Z Chat Zalo