Các mẫu trần nhôm luôn được lòng khách hàng bởi khả năng chịu lửa, tính thẩm mỹ cao , giảm tiếng ồn và đặc biệt an toàn với sức khỏe. Bạn đã hiểu rõ các bước thi công trần nhôm chưa?. Với bài viết này, Kendesign sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình thi công trần nhôm đúng kỹ thuật và đầy đủ chi tiết nhất.
Trần nhôm là gì?
Trần nhôm bao gồm các tấm trần được sản xuất bằng hợp kim nhôm cao cấp và được sơn phủ tĩnh điện để giữ cho màu sắc luôn tươi mới. Người ta còn gọi trần nhôm với nhiều tên gọi khác như trần kim loại, tấm hợp kim nhôm. Thông thường mỗi tấm trần nhôm sẽ có độ dày từ 0,5 mm trở lên. Trong hệ trần nhôm bao gồm khung xương, các ty treo trần và tấm trần.
Thi công trần nhôm là gì?
Thi công trần nhôm được hiểu đơn giản là việc lắp đặt các tấm trần nhôm lên trên hệ khung xương kết hợp với các phụ kiện đi kèm để tạo thành một hệ trần chắc chắn. Trần nhôm được dùng để thay thế trần bê tông cũ thô cứng. Nhìn chung, để hoàn thành được quá trình thi công tốt nhất, cần phải có đội ngũ thợ chuyên nghiệp, lành nghề. Bởi vì, mặc dù các bước thi công trần nhôm không quá phức tạp, nhưng nó yêu cầu trình độ kỹ thuât cao.
Tại sao bạn nên lắp đặt trần nhôm?
Hiện nay, trần nhôm được rất nhiều người ưa chuộng và thường được lắp đặt tại các tòa nhà, nhà ga, công xưởng,…Tại sao trần nhôm lại phổ biến như vậy? Loại trần nổi tiếng vì những ưu điểm vượt trội dưới đây:
- Dễ dàng thi công, lắp đặt do trọng lượng của trần nhôm nhẹ. Ngoài ra, nó cũng dễ dàng sửa chữa khi có lỗi sai hỏng
- Độ bền cao, không bị phai màu theo thời gian
- Có tính chịu nhiệt cao với chỉ số bắt lửa và lan truyền bằng 0. Nhờ có đặc tính này, nên mọi người rất yên tâm về vấn đề an toàn về phòng chống cháy nổ. Ngoài ra trần nhôm còn được sơn 1 lớp tĩnh điện ở bên ngoài và tráng phủ thêm một lớp phim cách nhiệt giúp đảm bảo sự an toàn tối đa.
- Dễ dàng vệ sinh, không cần sơn hay bảo dưỡng định kỳ thường xuyên
- Khả năng giảm tiếng ồn cực tốt, đảm bảo âm thanh bên trong dễ dàng lọt ra bên ngoài hoặc từ bên ngoài lọt vào trong
- Trần nhôm có tuổi thọ, độ bền cao lên đến hàng chục năm. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa
- Không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm như các loại trần thông thường
Ứng dụng trần nhôm trong đời sống
Với những ưu điểm vượt trội như dễ dàng lắp đặt, thi công, trọng lượng nhẹ và đặc biệt có tính chịu nhiệt cao, thì trần nhôm được lắp đạt ở nhiều dạng không gian khác nhau như văn phòng, nhà hàng, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe,…..
Trần nhôm đặc biệt thích hợp với những công trình có không gian lớn như các công trình công cộng. Bởi vì, trần nhôm sẽ góp phần tạo sự nổi bật, chuyên nghiệp và nét đẹp hiện đại cho toàn bộ công trình.
Trần nhôm có mấy loại?
Trần nhôm được nhiều người yêu thích một phần cũng bởi vì nó đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và nhiều loại, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên thị trường có 7 loại trần nhôm được sử dụng rộng rãi nhất. Cụ thể:
1.Trần nhôm caro
Đây là kiểu trần hở được được tạo hình từ những thanh chữ U với thiết kế sử dụng hệ thống đồng bộ vách xương và thanh ngang để tạo ra những ô vuông. Trần caro được sử dụng phổ biến tại các công trình công cộng như trung tâm thương mại lớn, bệnh viện, trường học, …Bên cạnh ưu điểm kể trên, trần nhà caro vẫn tồn tại một vài khuyết điểm gây khó chịu cho người sử dụng, chẳng hạn như gây ra tiếng ồn khó chịu khi có lốc xoáy hoặc có động vật đi qua trần nhà. Thiết kế của loại trần này cũng có thể coi là một yếu điểm bởi vì thiết kế đơn giản chỉ là những ô vuông. Do đó, đối với những khác hàng khó tính, thì có thể laoij trần này không đáp ứng được tiêu chuẩn thẩm mỹ của họ.
2. Trần nhôm sọc U
Trần nhôm sọc U được làm bằng hợp kim nhôm . Chiều dài thanh nhôm U lên đến 6000mm. Trần nhôm sọc U sẽ góp phần mang đến vẻ đẹp thời thượng, hiện đại, tinh tế cho không gian của bạn. Thông thường loại trần này được sử dụng nhiều tại những không giạn như văn phòng làm việc tại các công ty. Hơn nữa, loại trần này có độ bền, tuổi thọ cao, có thể dùng được lên đến 20 năm.
3. Trần nhôm clip-in ( hệ khung xương chìm)
Đây là loại trần làm từ các hợp kim nhôm theo dạng trần chìm, ẩn xương. Hệ khung xương trần này được làm bằng thép không gỉ và đồng bộ với trần nhà. Do đó khiến việc thi công, lắp đặt trở nên dễ dàng hơn . Đặt biệt, khác với trần nhôm caro và trần nhôm sọc chữ U thì trần nhôm clip-in mang lại tính thẩm mỹ cao hơn với các thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã đa đạng. Đặc biệt, trần nhôm clip-in có thể thể chống chịu nhiệt gấp 4-5 lần so với các loại trần truyền thống.
4.Trần nhôm lay-in (hệ khung xương nổi)
Đây là hệ thống trần làm lộ khung xương để làm nổi bật hệ khung treo thường được áp dụng tại các công trình như ngân hàng, khách sạn, trung tâm viễn thông, trung tâm truyền hình. Với đặc điểm giá thành rẻ nhưng độ bền mang lại lên đến 30 năm thì trần nhôm lay-in là một lựa chọn không tồi với các chủ đầu tư đấy.
5. Trần nhôm MULTI B-SHAPED
Trần nhôm MULTI B- SHAPED thường được dùng tại các công trình lớn như trung tâm thương mại, cao ốc. Loại trần này được làm từ hợp kim nhôm, có thanh hình chữ U hoặc V. Nhờ có hệ thống thanh B-SHAPED, nên lắp đặt trần có thể mang lại hiệu ứng giảm độ cao cho không gian.
6. Trần nhôm C- shaped
Trần sử dụng cấu trúc là những hợp kim nhôm hình chữ C . Với khả năng chịu nhiệt gấp 3-4 lần kim loại thông thường, trần C-Shaped có chỉ số bắt lửa bằng 0. Đặc biệt, trần có độ bền cao và ít bị biến dạng, phai màu theo thời gian. Do đó, nó phù hợp với các không gian như ngân hàng, khách sạn, nhà ga.
7. Trần nhôm giả gỗ
Trần nhôm giả gỗ được làm từ nhôm nhưng lại được sơn và tạo hình thành các vân gỗ. Loại trần nhôm này rất được lòng khách hàng vì nó mang lại sự trang nhã cho không gian.
Các bước thi công trần nhôm an toàn đúng kỹ thuật
Quy trình chuẩn bị
Trước khi tiến hành thi công trần nhôm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị. dụng cụ, đồ bảo hộ lao động cụ thể như sau:
-Nón bảo hộ
-Giày bảo hộ
-Dây an toàn theo đúng quy định trong trường hợp làm trên cao
-Dụng cụ thi công như máy khoan bê tông, máy bắn vít ,ổ cắm điện, ….Tất cả dụng cụ phải đảm bảo hoạt động tốt, an toàn
-Bộ phụ kiện trần nhôm như tấm trần nhôm, xương cài, móc treo, tigen, dây thép treo, nở sắt đóng, phào trần,…..
Tất cả vật tư liên quan đến quá trình thi công trần nhôm phải đảm bảo về chất lượng nhằm tạo sự an toàn tuyệt đối cho thợ trực tiếp thi công công trình. Nếu phát hiện lỗi sai hoặc trang thiết bị bị hỏng, cần báo lại với người giám sát để được thay thế kịp thời.
Các bước thi công trần nhôm đúng kỹ thuật
Bước 1: Xác định và đánh dấu độ cao của trần
Mục tiêu của bước này là giúp bạn đánh dấu độ cao chính xác để quá trình thi công trần nhôm dễ dàng và đảm bảo độ chính xác.
Bạn có thể đo đạc trần và dựa vào bản thiết kế rồi sử dụng tia laser để lấy dấu chiều cao. Sau đó, hãy đánh dấu vị trí mặt trần trên cột hoặc trên vách tường. Khi đó, độ cao của trần sẽ được làm từ vị trí đánh dấu lên phía trên.
Bước 2: Cố định viền tường
Ở bước này, bạn sử dụng khoan hoặc búa để cố định nẹp viền tường vào vách tường. Tùy thuộc vào từng loại vách tường mà khoảng cách giữa các lỗ khoan sẽ được tính toán hợp lý, thường khoảng cách sẽ không quá 30cm.
Bước 3: Phân chia các ô trần
Để đảm bảo sự cân đối giữa các ô, bề rộng của tấm trần với khung bao mà cần phải chia ô hợp lý. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và thẩm mỹ của trần sau khi hoàn thành . Vì thế bạn cần đảm bảo chính xác, tránh sai số. Khoảng cách tâm điểm của thanh chính với thanh phụ là được khuyến nghị là 60x60cm.
Bước 4: Treo ty treo
Một đầu của ty treo sẽ liên kết với hệ xương chính và đầu còn lại liên kết vào trần. Đặc biệt, cần tránh để các móc treo ở các vị trí quá xa nhau vì như vậy rất dễ khiến trần bị yếu, không được chắn chắn và có thể gây ra những nguy hiểm không đáng có.
Bước 5: Lắp ráp khung xương
Móc các thanh chính dọc vào móc bằng các phụ kiện khóa treo, nối với nhau bằng lỗ mộng của thanh ngang.
Sau đó, bạn tiến hành lắp các thanh ngang vào các thanh dọc theo các lỗ mộng theo chiều từ trên xuống dưới, lưu ý không để khoảng cách giữa các thanh quá xa nhau.
Bước 6: Điều chỉnh khung xương
Khi hoàn thành việc lắp đặt khung cần phải điều chỉnh lại khung sao cho thật bằng phẳng để mang lại tạo tính thẩm mỹ.
Bước 7: Lắp đặt tấm trần
Cần lắp đặt tấm trần ngay ngắn, sau đó dùng đinh vít để cố định trần với khung xương để đảm bảo độ chắc chắn.
Bước 8: Vệ sinh trần
Bước cuối cùng trong quy trình lắp đặt trần nhôm là vệ sinh trần, hãy căn chỉnh lại toàn bộ một lượt để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho công trình. Sau đó, dùng khăn lau, lau chùi nhẹ nhàng mặt trần để làm sạch bụi bẩn.
Những lưu ý khi lắp đặt trần nhôm
Bạn không nên lắp đặt trần nhôm ở những vị trí quá cao. Hãy làm độ cao vừa phải giúp không gian phòng có độ hài hòa, không được quá cao hoặc quá thấp. Khi lắp đặt trần quá thấp, khoảng cách từ sàn đến trần nhỏ khiến cho không gian của bạn trở nên chật trội hơn.
Có đủ các biện pháp kỹ thuật và chuẩn bị tốt đồ bảo hộ để thi công một cách an toàn.
Bạn nên chọn những gam màu nhẹ nhàng, trang nhã cho trần nhôm. Điều đó sẽ giúp không gian của bạn lịch sự, trang trọng hơn. Đối với những hộ gia đình thì có thể chọn màu phù hợp với sở thích của gia chủ, hoặc những gam màu hợp phong thủy thu hút nhiều tài lộc.
Cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng của vật liệu trần. Bạn phải đảm bảo chọn những vật liệu tốt, cao cấp để đảm bảo độ bền theo thời gian.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Kendesign về trần nhôm và quy trình thi công trần nhôm. Nếu bạn cũng đang có ý định sử dụng loại trần này cho không gian của mình, thì đừng ngần ngại nghiên cứu những bước thi công trên nhé.