Trong thiết kế và sản xuất làm đồ nội thất, gỗ tự nhiên là một trong những loại nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất. Khi nhắc đến các loại gỗ tự nhiên thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến gỗ lấy từ cây rừng thiên nhiên nhưng không phải ai cũng biết được đặc tính riêng của từng loại gỗ.
Trên thị trường có hàng chục loại gỗ với nhiều đặc tính khác nhau khiến cho rất nhiều khách hàng khi chọn gỗ có phần do dự không biết loại gỗ nào phù hợp với không gian nội thất của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại gỗ tự nhiên thông dụng được sử dụng trong thiết kế nội thất đang qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nhóm gỗ cao cấp
1. 1 Gỗ sồi tự nhiên
Cây sồi là loài cây được trồng ở hầu hết các nước ở vùng Đông u hay nước Mỹ bởi đây là một loài cây ưa lạnh. Chính vì thế gỗ sồi dùng trong thiết kế và sản xuất các đồ nội thất đều là gỗ được nhập khẩu. Không những mang chất gỗ vô cùng chất lượng, Gỗ Sồi còn mang độ bền, khó có thể bị phá hủy bởi mối mọt hay côn trùng. Gỗ sồi có 2 loại đó là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là gỗ sồi trắng.
Nội thất được sản xuất từ gỗ sồi mang lại một cảm giác vô cùng hài hòa, tự nhiên nhưng vẫn có nét trẻ trung, hiện đại. Gỗ sồi trắng có màu chủ đạo là màu vàng nhạt, các vân gỗ nhìn như những đường vân tay tạo nên kết cấu vô cùng bắt mắt. Vì thế các đồ nội thất khi được thiết kế bằng loại gỗ này thường được giữ nguyên màu tự nhiên, để thể hiện nét đẹp tự nhiên của các vân gỗ. Tuy nhiên nếu bạn muốn phủ sơn với những loại màu theo sở thích, thì có thể tùy ý lựa chọn bởi loại gỗ này bám màu tốt.
Gỗ sồi thường thì sẽ được người ta sử dụng để sản xuất thiết kế những đồ nội thất như mặt bàn sofa, bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo, sàn nhà,... bởi vì tính thẩm mỹ cao.
1.2 Gỗ lim
Gỗ lim một trong những loại gỗ nổi tiếng nằm trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Lim ngày nay lim chủ yếu được khai thác và vận chuyển từ nhiều nơi như Lào, Campuchia, Nam Phi. Ở Việt Nam thì có lim xẹt hay còn được gọi là lim xanh được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Đặc điểm của loại gỗ này là rất cứng và chắc có màu nâu đến nâu thẫm, với độ bền có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ có dạng xoắn đẹp mắt để lâu hay ngâm dưới bùn gỗ chuyển sang màu đen không bị cong vênh do mối mọt, hay biến dạng do thời gian.
Ứng dụng gỗ lim từ trước đến nay vẫn được yêu thích bởi kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc như cột, kèo hoặc các loại cửa gỗ, ván lót sàn nhà cần đảm bảo độ bền và chắc chắn cao.
2. Nhóm gỗ bình dân
2.1 Gỗ cao su tự nhiên
Từ trước đến nay, cây cao su được biết đến nhiều với công dụng là lấy nhựa để sản xuất lốp xe, găng tay y tế và một số sản phẩm khác. Tại Việt Nam cây cao su được trồng rất nhiều để khai thác lấy gỗ với một lượng gỗ được cung cấp vô cùng dồi dào và mang lại giá trị kinh tế lớn.
Gỗ cao su được đánh giá là có giá thành rẻ hơn các loại gỗ cứng khác bởi vậy mà nó phù hợp và có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng. Đây là loại gỗ có chất liệu dẻo dai với tính đàn hồi và không bị mối hay mọt nhưng đây là nhóm gỗ nhẹ nên độ bền sẽ không thể bằng những loại loại gỗ khác. Gỗ cao su có màu sắc đa dạng từ xám, sáng đến nâu có ánh vàng thích hợp với nhiều không gian nội thất đem lại vẻ sang trọng.
Gỗ sồi thường thường được người ta sử dụng để sản xuất thiết kế những đồ nội thất như mặt bàn làm việc văn phòng, tủ kệ,...
2.2 Gỗ tần bì
Gỗ tần bì là loại gỗ được nhập khẩu từ Châu u và Mỹ với màu nhạt đặc trưng như là màu trắng. Mặt gỗ và vân gỗ có nét thẳng đặc trưng với chất thô đều, chất lượng gỗ tần bì cũng như các đặc tính của nó phù thuộc và thay đổi tùy vào vùng đất mà nó được trồng. Màu sắc gỗ tần bì rất đa dạng từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng sọc nâu nhạt.
Dát gỗ thẩm thấu tốt tuy nhiên phần tâm của loại gỗ này không có khả năng kháng sâu cũng như khó bảo quản. Không chỉ mang lại những nét thẩm mỹ mà gỗ tần bì có khả năng chịu lực va đập va đập tốt nên các sản phẩm làm từ gỗ tần bì sẽ có độ bền khá cao, ít bị biến dạng khi sử dụng. Bên cạnh đó gỗ tần bì rất dễ uốn cong bằng hơi nước nên có thể sử dụng gỗ cho những chi tiết phức tạp hoặc những chi tiết liền khối.
Gỗ tần bì được ứng dụng trong trang trí bởi tính thẩm mỹ cao, có thể ứng dụng và sử dụng đa dạng. Loại gỗ này có thể dùng để sản xuất những đồ dùng nội thất như cánh cửa, các loại tủ kệ, dụng cụ thể thao,...
2.3 Gỗ thông
Được biết đến là loại cây thân to, cổ thụ, tán lá rộng, cây thông thích hợp với khí hậu ôn đới. Gỗ thông được sử dụng nhiều bởi độ chắc của gỗ nhìn chung ở mức khá ổn và màu gỗ trông đẹp mắt và giá thành thấp.
Ứng dụng của gỗ thông trong nội thất, giống như các loại gỗ trên, gỗ thông cũng có thể chế tác thành nhiều món nội thất. Loại gỗ thông này thích hợp để làm các bộ phận nội thất không phải là bộ phận chịu lực bởi vì nó rất dễ cong vênh.
2.4 Gỗ tràm
Gỗ tràm là loại cây có rất nhiều ở Việt Nam, cây gỗ tràm có kích thước nhỏ hoặc trung bình. Với 2 loại là thân bụi và thân gỗ, vỏ ngoài loại cây này mỏng xốp và có rất nhiều lớp. Còn đối với gỗ tràm dùng làm trong nội thất thì đường kính thường ở khoảng 40 – 60cm.
Gỗ tràm được ứng dụng khá rộng rãi trong thiết kế nội thất, nó có thể dùng làm giường ngủ, bàn ăn, ghế sofa hay tủ quần áo,… Tuy giá thành rẻ nhưng nội thất gỗ tràm nếu biết cách sử dụng thì đây là loại gỗ được đánh giá ở mức trung bình khá.
Hi vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ có thêm một vài những gợi ý về các loại gỗ tự nhiên thông dụng trong thiết kế nội thất hiện đang rất phổ biến trên thị trường. Từ đó giúp bạn có được những thông tin cần thiết để dễ dàng hơn trong việc đưa ra việc lựa chọn loại gỗ tốt nhất phù hợp với nhu cầu của bản thân.