Chiến lược Marketing của Mixue có thể được cho là bùng nổ qua hàng ngàn cơ sở Mixue xuất hiện khắp trên các tỉnh thành của Việt Nam, cửa hàng trà sữa với tầm biển đỏ nổi bật và dòng chữ “Mixue since 1997 tea & ice cream” nhanh chóng thu hút được rất nhiều khách hàng. Điều gì trong chiến lược marketing của Mixue làm cho thương hiệu này vượt mặt các ông lớn trong ngành?
Tổng quan về thương hiệu Mixue
Thương hiệu Mixue bắt nguồn từ Trung Quốc, “Mixue” có nghĩa là Mật Tuyết, “Mật” trong mật ong và “Tuyết” chính là sự mát lạnh của kem tuyết. Chỉ tại Trung Quốc, Mixue đã có số cửa hàng lên đến 21.582, đây là một con số vô cùng ấn tượng đối với mô hình đồ uống hiện nay. Chính vì thế nên thị trường nhượng quyền thương hiệu Mixue tại Việt Nam cực kỳ màu mỡ.
Nhà sáng lập của thương hiệu Mixue là Zhang Hongchao, anh khởi nghiệp với 4000 tệ và ý tưởng kinh doanh này đã này ra trong đầu khi anh còn là một sinh viên năm 4, đang làm việc bán thời gian cho một cửa hàng đá bào. Với một mô hình đơn giản, ít vốn nhưng cửa hàng đầu tiên bán đá bào chỉ bán theo thời vụ nên đã phải đóng cửa. Về sau, anh xoay sở để mở một quán trà sữa có tên là Mixue Bingcheng. Từ đó, công việc bắt đầu về đúng quỹ đạo và tên quán được rút ngắn thành Mixue.
Kem tươi của thương hiệu Mixue được cho là điểm thu hút nhất của cửa hàng bởi hương vị thơm ngon, giá thành hấp dẫn chỉ bằng ⅕ nên dễ dàng dập tơi tả các đối thủ khác. Nguyên liệu cũng được mua vào với số lượng lớn nên chi phí thấp hơn rất nhiều. Thời điểm bùng phát, Mixue hỗ trợ cho vay tài chính đối với các bên mua nhượng quyền, số lượng cửa hàng bùng nổ, hơn 20.000 cửa hàng và gia tốc vẫn tăng mạnh…Về doanh số, Mixue đạt hơn 10 tỷ tệ và dự báo còn tăng mạnh. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Mixue. Định giá của Mixue hiện tại là hơn 3 tỷ USD.
Chỉ tính riêng doanh thu từ các cửa hàng nhượng quyền đã lên tới 43 triệu USD và trung bình một ngày, mỗi cửa hàng sẽ bán ra khoảng 465 sản phẩm. Tại thị trường Việt Nam, Mixue bắt đầu mở rộng vào năm 2018 và phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Đến nay, nó đã xuất hiện dày đặc trên 43 tỉnh thành, chỉ riêng Hà Nội Mixue đã có tới hơn 130 cửa hàng.
Sơ bộ về chiến lược marketing của Mixue
Chiến lược marketing của Mixue đem đến doanh thu khủng cho cả công ty mẹ cũng như các cửa hàng nhượng quyền của nó, với chiến lược 7P khiến cho Mixue nhanh chóng vươn lên bỏ xa các đối thủ hiện tại.
Product (Sản phẩm)
Điểm then chốt trong chiến lược marketing của Mixue đó chính là tập trung vào sản phẩm của mình. Thương hiệu chú ý đến tất cả các khía cạnh của sản phẩm với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm ngon nhất, chỉn chu nhất và có hương vị hoàn hảo nhất. Các sản phẩm được đầu tư về bao bì cũng như hương vị, bằng cách khéo léo kết hợp những hương vị mới với nhau nên menu của Mixue lên đến hơn 30 món khác nhau, khách hàng tha hồ lựa chọn.
Sản phẩm của Mixue được đầu tư về hương vị không hề thua kém các thương hiệu khác trên thị trường, đặc biệt làm kem tươi, với chất kem béo sánh mịn kết hợp với ốc quế giòn tan làm đánh bay đi sự mệt mỏi chỉ với mức giá khiêm tốn 10.000 đồng vô cùng tiết kiệm.
Dù chỉ là sản phẩm 10.000 đồng cũng được đầu tư về mặt hình ảnh, giấy đựng kem cũng in logo thương hiệu và hình linh vật lên đó giúp độ nhận diện sản phẩm đã cao lại càng cao hơn nữa.
Price (Giá cả)
Tập trung vào giảm tối đa chi phí để đưa những sản phẩm có giá cả phải chăng là chiến lược thứ 2 của Mixue, sản phẩm hầu hết đánh vào phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, trung bình nên các sản phẩm trên menu chỉ có giá từ 10.000 đồng đến 35.000 đồng, một con số khá thấp trong thị trường trà sữa, trà hoa quả tại Việt Nam
Mixue nổi tiếng với giá thành rẻ nhưng chất lượng đặc biệt, chính giá thành rẻ là lý do khiến cho Mixue tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Khi cửa hàng được nhận diện nhiều qua các cửa hàng nhượng quyền khiến cho doanh thu của Mixue không bị sụt giảm mà còn tăng chóng mặt. Chiến lược kinh doanh của Mixue đánh vào giá cả, giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm với chi phí vô cùng phải chăng, thương hiệu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tự sản xuất trong nhà máy riêng của mình Điều này giúp cho công ty Mixue mẹ ngày càng phát triển nhờ vào hệ thống mạng lưới cửa hàng nhượng quyền.
Place (Địa điểm)
Khác với các thương hiệu khác cần mặt bằng rộng rãi để mở cửa hàng, Mixue không có yêu cầu quá lớn về diện tích và thường chuyển dần sang xu hướng take away, chiến lược marketing của Mixue đánh vào sự bận rộn của khách, không có nhu cầu ngồi tại quán, chỉ cần với 40m2 bạn đã có thể mở cửa hàng Mixue nhượng quyền rồi.
Ngoài các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Mixue còn tiếp cận đến những tỉnh thành khác để vừa tiết kiệm chi phí mặt bằng lại vừa đến gần hơn với những khách hàng chưa biết Mixue là gì.
Promotion (Quảng bá)
Chiến lược marketing của Mixue không quá ồn ào, chỉ tập trung quảng bá cho thương hiệu qua những hình ảnh của nhà trồng được. Bằng việc khai thác triệt để hình ảnh linh vật độc quyền như làm thành cốc trà sữa, móc chìa khóa hay chỉ đơn giản là một món đồ trang trí nhưng rất dễ thương và bắt mắt.
Không chỉ có vậy, Mixue còn có trang facebook với khoảng 28.000 lượt follow, các cửa hàng nhượng quyền cũng có những trang riêng để tự up thông tin ưu đãi hay chỉ đơn giản giúp khách hàng tiện theo dõi vị trí những cửa hàng có địa chỉ gần.
People (Con người)
Chiến lược kinh doanh tiếp theo là tạo niềm tin cho khách hàng với những sản phẩm mới, sáng tạo hơn cũng khiến cho khách hàng cảm thấy Mixue như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống
Process (Quy trình)
Chiến lược marketing của Mixue là lấy lợi nhuận từ chi phí nhượng quyền mà không can thiệp vào quy trình quản lý các cửa hàng nhượng quyền, nhờ vậy mà công ty có thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất và phân phối nguyên liệu cho các cửa hàng.
Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)
Mặc dù không đầu tư rầm rộ về marketing, nhưng chiến lược marketing chính của Mixue đó chính là cây nhà lá vườn. Dùng chính cơ sở vật chất, điểm nhấn của thương hiệu để tự PR cho bản thân. Có thể kể đến, biển hiệu của tất cả cửa hàng Mixue đều được đồng bộ với nhau là màu đỏ bắt mắt, ngoài cửa thường để mô hình kem ốc quế khổng lồ phát sáng cực dễ thương, là sản phẩm nổi bật của thương hiệu Mixue.
Các sản phẩm của Mixue cũng được in ấn rõ ràng tên thương hiệu, hình ảnh linh vật để khách hàng không thể nhầm lẫn với bất kỳ quán trà sữa nào khác.
Chiến lược marketing của Mixue có điểm sáng nào?
Mô hình nhượng quyền sáng tạo
Nhờ có mô hình nhượng quyền mà thương hiệu Mixue được nâng lên một tầng cao mới đá bay các đối thủ cạnh tranh khác một cách nhẹ nhàng. Đây là một mô hình khá đặc biệt kết hợp giữa khuôn khổ và tự do, có các điều kiện riêng mà các cửa hàng nhượng quyền phải thực hiện đầy đủ.
Chiến lược sản phẩm mồi
Sản phẩm lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng được gọi là sản phẩm “mồi”, sản phẩm này cần có những sức hút riêng với hương vị độc đáo không lẫn với các thương hiệu khác.
Đây là lý do vì sao Mixue phát triển ra kem ốc quế với mức giá 10.000 đồng không thay đổi sau vài năm mở cửa. Với giá thành thấp, phù hợp nhiều đối tượng, kem ốc quế của Mixue là một sản phẩm mồi hoàn hảo để thu hút khách hàng mới và tạo sự gắn bó từ khách hàng cũ.
Trên đây là những chiến lược kinh doanh của Mixue được áp dụng để tạo sự gắn bó với khách hàng của mình, là một thương hiệu bắt đầu chỉ với 4000 NDT hiện nay đã có những cột mốc đáng mơ ước của rất nhiều thương hiệu khác.