Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin mà bạn cần lưu ý khi thi công nội thất nhà hàng hải sản. Hãy cùng KenDesign khám phá nhé!
Thi công nội thất nhà hàng hải sản với bể chứa an toàn, độc đáo
Bể chứa hải sản không chỉ có tác dụng giúp hải sản luôn được tươi ngon, tạo niềm tin cho khách hàng, mà còn đóng vai trò như một vật dụng trang trí, tạo nên sự nổi bật, độc đáo và chất riêng cho nhà hàng của bạn. Chính vì thế, việc đầu tư vào thiết kế bể chứa trong thi công nội thất nhà hàng hải sản là hoàn toàn cần thiết.
Bể chứa hải sản thường được đặt ở trung tâm nhà hàng, ở những khu vực dễ nhìn thấy,… để tạo nét đẹp cho nhà hàng, thu hút được sự chú ý và niềm tin vào chất lượng hải sản của khách hàng. Bạn cũng có thể đặt nó ở khu vực gần bếp để thuận tiện cho việc chế biến món ăn, đồng thời cũng sẽ không gây cản trở tới việc thưởng thức đồ ăn của khách hàng cũng như việc di chuyển, phục vụ của nhân viên.
Để các bể chứa hải sản có thể phát huy tối đa những công năng của nó, các chủ đầu tư khi thi công nội thất nhà hàng hải sản cũng nên chú ý tới kích thước, kiểu dáng cũng như chất liệu phù hợp sử dụng cho bể chứa.
Bạn cần tính toán kỹ lưỡng diện tích không gian nhà hàng để chọn những loại bể chứa có kích thước phù hợp. Hay một vài kiểu dáng bể chứa hải sản đang được nhiều nhà hàng sử dụng hiện nay như bể đơn, bể tròn, bể dạng tháp,… vừa tiết kiệm được diện tích mà vẫn phát huy công năng của nó.
Còn về chất liệu, thông thường, bể kính hay bể kính kết hợp gỗ hoặc inox,.. là những chất liệu quen thuộc trong thiết kế bể chứa hải sản. Bởi chúng giúp khách hàng có thể dễ dàng quan sát, lựa chọn hải sản, giúp họ có những trải nghiệm tốt nhất khi tới nhà hàng. Đồng thời cũng thể hiện được sự sang trọng, hiện đại cho nhà hàng, mà lại tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.
Chú trọng vào khu vực bếp khi thi công nội thất nhà hàng hải sản
Rất nhiều chủ đầu tư nhà hàng hải sản thường không chú trọng hay bỏ qua khu vực bếp. Điều đó là hoàn toàn sai lầm bởi đây là nơi quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món ăn của nhà hàng. Từ đó quyết định được việc kinh doanh cũng như việc nhà hàng của bạn có giữ chân được khách hàng hay không.
Khi thi công nội thất nhà hàng hải sản, bạn nên phân chia khu bếp thành những khu vực rõ ràng như khu sơ chế, khu gia công, khu nấu nướng, khu ra đồ,… Khi thi công những khu vực này, bạn không cần quá chú trọng vào thẩm mỹ, điều bạn cần chú ý là phải đảm bảo được sự rộng rãi, thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo công năng của từng bộ phận. Việc này giúp cho đầu bếp và nhân viên phục vụ làm việc và di chuyển một cách thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tù đó có thể đảm bảo được chất lượng của món ăn cũng như chất lượng phục vụ của nhà hàng.
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào những trang thiết bị hiện đại tiên tiến, thiết kế hệ thống ánh sáng, hệ thống khử mùi, thoát khí,… cho khu vực bếp là việc vô cùng cần thiết. Bởi hải sản tươi sống thường có mùi tanh, khó chịu. Nên việc đầu tư này không những giúp không gian nhà hàng luôn sạch sẽ, giúp quá trình sơ chế, chế biến không bị bay mùi gây ảnh hưởng đến khách hàng, mà còn giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất, tuyệt vời nhất.
Thi công nội thất nhà hàng hải sản đảm bảo công năng, thẩm mỹ
Việc đảm bảo cho hệ thống nội thất trong nhà hàng hải sản được nhất quán, đồng điệu với ý tưởng, phong cách của thiết kế nhà hàng cũng là một vấn đề mà các chủ đầu tư cần chú ý. Việc đảm bảo công năng, thẩm mỹ trong thi công nội thất nhà hàng hải sản sẽ mang đến chất lượng tốt, thể hiện được giá trị và sự chuyên nghiệp của nhà hàng.
Các chủ đầu tư nhà hàng hải sản hiện nay thường ưu tiên lựa chọn phong cách thiết kế hiện đại, tối giản nhưng không kém phần sang trọng, đẳng cấp. Khi đó, chất liệu được sử dụng trong hệ thống bàn ghế thường là gỗ, sắt sơn tĩnh,… với thiết kế, kiểu dáng gọn nhẹm đơn giản.
Lưu ý, bạn không nên sử dụng bàn ghế da bọc nỉ bởi nó sẽ làm mùi của hải sản ám vào và rất khó bay mùi, gây ra cảm giác khó chịu cho khách hàng trong quá trình thưởng thức đồ ăn cũng như những khách hàng đến sau. Ngoài ra, khi lựa chọn hệ thống bát, đĩa,… bạn chọn chất liệu sứ trắng, tinh tế, sang trọng mà lại phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, trong thi công nội thất nhà hàng hải sản, bạn cũng nên chú ý tới số lượng cũng như việc sắp xếp khoảng cách giữa những bộ bàn ghế. Để giúp khách hàng không cảm thấy khó chịu và dễ dàng hơn trong việc di chuyển, đi lại, hay giúp nhân viên thuận tiện trong việc phục vụ, không gian nội thất của nhà hàng phải đảm bảo được độ rộng rãi, thông thoáng. Các kiến trúc sư cho biết, khoảng cách hợp lý nhất giữa các bàn là từ 1 – 1,2m.
Như vây, bài viết trên đã cung cấp cho bạn một vài lưu ý cần thiết khi thi công nội thất nhà hàng hải sản. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn có một nhà hàng hải sản độc đáo, ấn tượng và chuẩn chỉnh hơn. Nếu có thắc mắc hay khó khăn, hãy liên hệ ngay với KenDesign, chúng tôi sẽ được tư vấn và giúp bạn giải đáp những vấn đề đó.