Để có được một căn homestay đẹp, ấn tượng, hút khách và đúng ý chủ đầu tư thì yếu tố về bản vẽ thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy hãy cùng KenDesign tìm hiểu thêm về những điều xung quanh một bản vẽ thiết kế homestay nhé!
1. Quy trình thực hiện bản vẽ thiết kế homestay
Bước 1: Trao đổi ý tưởng với chủ đầu tư
Đơn vị thiết kế, thi công cần thuyết phục chủ đầu tư hợp tác và làm việc bằng cách đưa ra những ý tưởng về bản vẽ thiết kế homestay dựa theo yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư để từ đó đi đến thống nhất và quyết định cuối cùng.
Bước 2: Khảo sát thực trạng mặt bằng xây dựng
Kiến trúc sư sẽ cùng chủ đầu tư đi khảo sát thực trạng mặt bằng xây dựng, đo đạc kích thước dự kiến, kiểm tra chất lượng công trình và xem xét những chi tiết cần sửa chữa nếu là mặt bằng cải tạo.
Bước 3: Lựa chọn phong cách thiết kế homestay
Kiến trúc sư sẽ bàn bạc với chủ đầu tư, nắm rõ được những ý tưởng, tâm tư, mong muốn của họ về công trình để từ đó có thể lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp.
>>> Xem thêm: Thiết kế homestay - Hướng đi nào tạo nên sự khác biệt?
Bước 4: Thực hiện các bản vẽ thiết kế homestay
Kiến trúc sư sẽ phải thực hiện thiết kế một số loại bản vẽ cơ bản. Thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc vào quy mô, diện tích của công trình hoặc tùy theo yêu cầu và sự thương lượng giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư.
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện
Sau khi hoàn thiện các loại bản vẽ, đơn vị thiết kế sẽ gửi đến chủ đầu tư để xem xét. Nếu có bất kỳ điều gì muốn thay đổi và chỉnh sửa, chủ đầu tư sẽ trực tiếp trao đổi với kiến trúc sư và hoàn thiện đến khi đạt được sự hài lòng. Sau đó sẽ tới giai đoạn thi công công trình.
2. Các loại bản vẽ thiết kế homestay cơ bản
2.1. Bản vẽ cảnh quan homestay
Bản vẽ cảnh quan là bản vẽ tỷ lệ các khu vực, bố cục các công trình cần xây dựng, các loại vật liệu, các vật trang trí,… tại vị trí mà chủ đầu tư muốn xây dựng homestay. Bản vẽ này sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về công trình của mình và cũng giúp đơn vị thi công dễ dàng theo dõi và thực hiện hơn.
Nguồn: Internet
2.2. Bản vẽ thiết kế mặt bằng nội thất homestay
Bản vẽ mặt bằng nội thất là một trong những bản vẽ thiết kế homestay không thể thiếu. Nó thể hiện chi tiết cách bố trí công năng của từng vị trí trong một công trình. Khi thiết kế bản vẽ này, kiến trúc sư cần trao đổi kỹ với chủ đầu tư và nắm rõ được những thông tin như: số tầng, số phòng, diện tích, sức chứa,… của homestay. Từ đó đưa ra được những phương án thiết kế hợp lý nhất, tận dụng tối đa không gian và diện tích homestay, đồng thời đảm bảo được công năng của từng vị trí.
Nguồn: Internet
Một bản vẽ mặt bằng nội thất homestay cơ bản sẽ bao gồm các mục như: phòng ngủ, phòng khách chung, phòng bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh (chung/riêng). Tại mỗi khu vực sẽ được bố trí, sắp xếp hệ thống nội thất như bàn ghế, bếp, giường tủ,… Mọi chi tiết đều được thể hiện bằng những ký hiệu, biểu tượng theo quy chuẩn riêng trong thiết kế.
2.3. Bản vẽ thiết kế mặt bằng kỹ thuật homestay
Bản vẽ mặt bằng kỹ thuật homestay sẽ bao gồm bản vẽ mặt bằng kỹ thuật điện và kỹ thuật nước. Việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cực kỳ cao, đặc biệt đối với những công trình lớn, nhiều tầng, nhiều phòng.
Trong bản vẽ mặt bằng kỹ thuật điện, toàn bộ các thiết bị, hệ thống điện sẽ được thể hiện một cách chi tiết và rõ ràng. Từng vị trí lắp đặt, độ cao, các loại thiết bị, hay cả các nguyên lý hoạt động hệ thống của từng tầng, từng phòng của công trình,… giúp việc thi công và lắp đặt hệ thống điện diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tương tự, bản vẽ mặt bằng kỹ thuật nước cũng thể hiện cách lắp đặt, bố trí hệ thống cấp nước, thoát nước của công trình, các đường ống, nước nóng, nước thải, ống thông hơi, van,…. Cấu trúc cấp nước và xử lý nước thải cũng cần được thể hiện một cách chi tiết và rõ ràng để quá trình thi công diễn ra được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác nhất.
Bản vẽ mặt bằng kỹ thuật nước (Nguồn: Internet)
2.4. Bản vẽ thiết kế homestay 3D
Đây có lẽ là bản vẽ mà chủ đầu tư quan tâm nhiều nhất và cũng là bản vẽ dễ nhìn nhất, đối với những người không chuyên. Bởi trong bản vẽ này, kiến trúc sư sẽ thể hiện các chi tiết, nội thất của từng khu vực, từng phòng, từng tầng bằng những hình ảnh 3D màu sắc, rõ ràng, sắc nét. Nhìn vào bản vẽ 3D, chủ đầu tư sẽ có thể dễ dàng hình dung ra homestay của mình sẽ như thế nào sau khi hoàn thiện.
2.5. Bản vẽ thiết kế xin phép thi công công trình
Để được bắt tay vào thi công công trình, bạn cần có bản vẽ thiết kế xin phép thi công nộp cho cơ quan xây dựng cấp phép. Bản vẽ này sẽ thể hiện một cách chi tiết, rõ ràng, đầy đủ những gì bạn sẽ thực hiện, bao gồm hiện trạng mặt bằng, mặt tiền công trình, những thay đổi trong cấu trúc, thi công nền, tường, bố trí cầu thang,…. Ngoài ra bạn cũng cần phải nộp cả bản vẽ bố trí mặt bằng và bản vẽ kỹ thuật cho cơ quan có thẩm quyền duyệt.
KenDesign – nơi sở hữu những bản vẽ thiết kế homestay ấn tượng
Như vậy, bài viết trên đã chỉ rõ cho bạn những thông tin cơ bản nhất về các loại bản vẽ thiết kế homestay, quy trình thực hiện bản vẽ. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế và xây dựng homestay của mình.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, chúng tôi luôn mong muốn mang đến chủ đầu tư những bản vẽ thiết kế đẹp và độc đáo. Ken Design sở hữu một đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, giàu kinh nghiệm thiết kế thi công chắc chắn sẽ đảm bảo những điều này cho không gian homestay của bạn.
Vì vậy, nếu có vấn đề hay thắc mắc liên quan đến việc thiết kế và thi công, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.