Gỗ MDF được biết đến là loại gỗ công nghiệp cao cấp, bên cạnh những loại gỗ tự nhiên, thực tế gỗ công nghiệp MDF rất phổ biến có rất nhiều loại tương ứng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Gỗ MDF có công dụng gần như tương đương như HDF tuy nhiên gỗ MDF lại rất được ưa chuộng. Vậy gỗ MDF là gì, bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về loại gỗ công nghiệp cũng như các loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến trên thị trường hiện nay.
1. Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF (viết tắt của từ Medium-density fibreboard) hay còn được gọi là gỗ công nghiệp được tạo ra bằng phương pháp ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hỗn hợp. Các sợi gỗ được kết hợp với sáp và chất kết dính của nhựa tạo thành tấm gỗ công nghiệp MDF có kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất. Loại gỗ công nghiệp này thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao.
2. Đặc điểm của gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF là loại gỗ nhân tạo, được tạo ra bởi các quy trình sản xuất trộn phụ gia. Ván gỗ công nghiệp MDF có chứa thành phần cơ bản là bột sợi gỗ, với chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (như chất chống mối mọt, và chất chống mốc), paraffin wax và bột độn vô cơ tạo nên thành phẩm của gỗ công nghiệp MDF. Loại gỗ MDF này có khả năng đảm bảo rằng không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp mà ván gỗ có khổ lớn rất đồng đều.
Quy trình sản xuất khô cùng với quy trình sản xuất ướt củ gỗ công nghiệp MDF
Quy trình sản xuất khô: Tùy thuộc theo độ dày và ý định sản xuất mà bột sợi được xếp thành 2 – 3 tầng theo khổ. Các chất phụ gia, keo, bột gỗ cũng sẽ được định lượng và bỏ vào máy trộn. Sau khi trải qua quá trình ép với nhiệt khoảng 2 lần, ván gỗ sẽ được ép thêm 2 tới 3 lớp bên ngoài. Đồng thời gỗ sẽ được keo hóa dần dần để tăng độ cứng tiếp đó là quá trình sản xuất thô, ván sẽ được cắt bỏ biên, chà nhám cũng như phân loại tùy theo độ dày, kích thước.
Quy trình sản xuất ướt: Bột gỗ sẽ được tẩm ướt bằng cách phun nước để bột vón thành dạng vẩy để bỏ vào máy ép nhiệt và ép tới độ dày sơ bộ. Ván gỗ sẽ được đưa qua máy cán hơi để ép lại thêm nhiều mặt và hút hết độ ẩm dư ra.
3. Các loại gỗ công nghiệp MDF trên thị trường hiện nay
Hiện nay, Gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại chính với mỗi loại gỗ sẽ được ứng dụng khác nhau tùy mục đích sử dụng khác nhau.
Gỗ MDF thường (Gỗ MDF lõi nâu)
Đây là loại gỗ cơ bản của dòng MDF cần phải sơn thêm PU nếu bạn muốn có màu sắc bề mặt như ý muốn.
Gỗ MDF chịu nước ( Gỗ MDF lõi xanh)
Gỗ MDF lõi xanh là gỗ công nghiệp MDF có khả năng chống ẩm, có thể dùng trong những nơi ẩm ướt, thường xuyên phải tiếp xúc nước haowjc nơi có nhiệt độ cao, thường xuyên thay đổi nhiệt độ đột ngột như tủ bếp, cánh cửa… hoặc nội thất phải đặt ở ngoài trời. Loại gỗ này có dạng MDF trơn nhưng chúng được trộn thêm 1 lớp keo có sức chịu nước trong quá trình chế tạo.
Gỗ MDF dòng cao cấp
Gỗ MDF trắng
Gỗ MDF trắng là loại gỗ MDF được phủ trên bề mặt một lớp melamine có màu trắng tranh bị khả năng chống trầy xước, dễ dàng trong việc vệ sinh, quá trình gia công sản xuất nhanh và thường sử dụng trong trang trí nội thất văn phòng, hay cửa hàng,...
Gỗ MDF phủ acrylic
Gỗ công nghiệp MDF được phủ bề mặt một lớp acrylic (mica) được gọi là gỗ MDF phủ acrylic, sở hữu độ bóng đẹp và bền màu theo thời gian. Loại gỗ này có khả năng chịu lực cao, không cong vênh hay bị mối mọt, chống những tác động trầy xước và chống sự bay màu nhanh chóng do môi trường tác động. Vì vậy nó được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất gia công tủ bếp, đồ nội thất.
Gỗ MDF phủ veneer
Gỗ MDF phủ veneer là loại gỗ có cốt của gỗ công nghiệp MDF với bề mặt của nó được phủ một lớp gỗ Veneer có dạng mỏng. Gỗ công nghiệp MDF phủ veneer được đánh giá là loại gỗ có tính thẩm mỹ cao, và rất thân thiện môi trường. Giá bán của loại gỗ này rẻ hơn các loại gỗ tự nhiên nhưng lại khá đắt so với các loại gỗ công nghiệp khác.
4. Phân biệt sự khác nhau của gỗ MDF và MFC
Nếu nhìn sơ qua rất khó để có thể phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay MFC khi chúng đã được đóng thành các sản phẩm dán cạnh, được phủ sơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng mẹo để phân biệt các loại gỗ này khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hay bản lề, chủ đầu tư có thể quan sát kĩ bên trong và có thể dễ dàng nhận biết đâu là cốt gỗ của MDF và MFC.
Lõi gỗ của MFC: Gỗ MFC (Melamine Face Chipboard), được hiểu theo nghĩa là ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) được phủ lớp Melamine. Gỗ này thường được làm từ những loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, bạch đàn, hay cao su. Loại gỗ công nghiệp MFC có bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại trang trí rất đẹp mắt.
5. Ứng dụng của gỗ MDF trong thiết kế nội thất
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Đồng thời nó còn có khả năng thay thế các loại gỗ tự nhiên với việc sở hữu những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để người ta có thể dùng gỗ để sản xuất sản phẩm nội thất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà loại gỗ này được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn ghế, nội thất gia đình và nội thất văn phòng.
Xem thêm: Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Gỗ Veneer trong ngành nội thất
Hy vọng qua bài viết trên đây chủ đầu tư sẽ có thêm những kiến thức cơ bản nhất về loại gỗ MDF cũng như các loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến hiện nay. Từ đó bạn có thể lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình với chi phí đầu tư nội thất hợp lý và đem lại hiệu quả lâu dài.